Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

ĐẦU NGUỒN

Chia tay Ngườm Ngao khi đã xế trưa, chúng tôi vội vã để trước hoàng hôn phải kịp về Pác Bó. Đã vượt đường xa đến đây mà không đến Pác Bó thì cũng coi như đã lỗi hẹn với Cao Bằng. Cái cảm giác cứ trôi biền biệt trong ngoằn ngoèo, khúc khủy, giữa đơn điệu núi rừng chỉ qua đi khi một dòng suối mướt xanh hiện ra. Anh bạn tôi nói: từ suối Lê Nin đổ ra đấy!
Đi dọc ven suối, tôi muốn đổi mấy câu trong bài Sáng Tháng Năm thành:
Đường về Pác Bó lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô...
alt Không thấy nương ngô mà chỉ thấy mạ xanh rờn nên trong tôi cứ gờn gợn tên bản Nà Mạ. Trước đây tôi ngờ ngợ Nà Mạ có liên quan đến ruộng mạ , sau này mới biết "" tiếng Nùng là ruộng, nhưng "Mạ" trong tên bản này có nghĩa là cây Mạy Mạ thường mọc ven suối. Tuy không kịp chụp ảnh cây Mạy Mạ nào, nhưng bù lại, tôi cũng chụp được một chiếc guồng nước ven suối thanh bình dưới những đường dây điện giăng ngang không gây cảm giác "dây thép gai đâm nát trời chiều" như trong thành phố mà làm tôi vui vui: điện đã về đến đây rồi.
 
altĐi ngang qua  tượng đài anh Kim Đồng dưới chân núi, tôi miên man nhớ về  những trang sách tuổi thơ năm xưa.  Cái câu kết của truyện (hình như của bác Tô Hoài) viết về anh  lại vọng lên trong niềm xúc động : "Đoàng....Trong sương mù...".  Một người Cao Bằng chính gốc cho chúng tôi biết: anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dèn chứ không phải như chúng ta thường gọi là Dền. Dèn tiếng Nùng có nghĩa là "tiền". Anh bạn Cao Bằng nói thêm:" Biệt danh Kim Đồng không phải là "tiền vàng" mà là "người thiếu niên thông minh, sáng sủa"'. Tôi  thì cứ thích hiểu theo nghĩa " tiền vàng" hơn cho gần với tên thực của anh.
Suối Lê Nin kia rồi.  Xanh mướt, mịn màng....Đẹp hơn tôi từng hình dung và mong đợi.
alt
Đứng đây mới thấu hiểu cái cảm giác năm xưa của Bác :
                                                        Non xa xa, nước xa xa
                                      Nào phải thênh thang mới gọi là
                                                       Đây suối Lê Nin, kia núi Mác
                                              Hai tay xây dựng một sơn hà
alt
Men theo dòng suối là đường dẫn đến hang Cốc Bó. Khung cảnh thật trữ tình!
alt
alt
Biển chỉ đường ghi rõ ràng "Hang Cốc Bó" chứ không phải là Pắc Bó. Theo giải thích của hướng dẫn viên địa phương "Pác Bó" nghĩa là miệng nguồn nước, còn "Pắc" nghĩa là "đâm, chọc" nên không thể đọc là Pắc Bó được.  Còn "Cốc" tiếng Nùng nghĩa là "gốc", Bó là nguồn nước. Tôi từng nghĩ "Cốc" là cái hang, và cũng có người nói "Cốc Bó" là "hang đầu nguồn". Nhưng có vẻ như "cốc" là "hang" trong tiếng Tàu thôi thì phải. Và khi đó thì viết "hang Cốc Bó" có vẻ thừa một chữ! Về đây thực sự là về với cội nguồn đất nước!
alt
alt
Tôi bước trên con đường lát đá thơ mộng ven suối và mường tượng nơi này năm xưa chỉ là những bụi cây chằng chịt, Bác lom khom gạt cành cây đi...
alt
Đây là nơi Bác Hồ từng ngồi câu cá. Phải chăng mấy câu "Non xa xa, nước xa xa..." cũng được cảm hứng tự nơi này?
alt
Còn đây là "bàn đá chông chênh dịch sử Đảng". Chắc chắn cảnh sơn thủy hữu tình này là nguồn cảm hứng để Bác thấy  " cuộc đời cách mạng thật là sang" trong cảnh "cháo bẹ, rau măng".  (Nói vui một chút: Ngày học bài thơ này, tôi cứ thấy thèm cháo bẹ rau măng.  Nay mà có một tô cháo bẹ rau măng thì tuyệt! Foot in mouth)
Cái cảm giác lâng lâng trước vẻ đẹp thiên nhiên chuyển sang ngậm ngùi khi ta đến trước cửa hang Cốc Bó. Ẩm ướt, rêu phong, vắng lạnh. Mới đó mà đã "bảy mươi năm trước ở nơi này"...
alt
Đã xế chiều nhưng trong hang cũng không tối lắm.
alt
Tôi từng biết có núi Mác, nhưng bây giờ mới biết còn có cả tượng Các Mác trong hang sâu này.
alt
Chúng tôi lặng dừng bên tấm gỗ nơi Bác nằm nghỉ năm xưa.
alt
Sáng ra bờ suối, tối vào hang....
Mộc mạc quá, đơn sơ quá.  Biết bao người hẳn đã rưng rưng ở nơi này....
alt
Viết vội một đôi dòng , tình cờ đúng vào ngày sinh nhật Bác. Nếu có độc giả nào chưa có dịp về nguồn cũng có được một phần cảm giác như đi tham quan thì coi như nợ tôi một chầu cafe Pác Bó nhé....
alt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét