Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

THAO THỨC THÁNG TƯ

alt

           


Đã tháng tư rồi ư?
Tháng tư nơi này
     có điều gì mà ta mong ngóng
Phải đó là em

Trong cái nắng cuối mùa               
     chang chang, cháy bỏng

Em vẫn dịu dàng,
                  vàng óng
                      Osaka…

Tháng tư có điều chi để xao xác lòng ta
Phải sắc phượng hồng?
Nhưng ta đâu còn
              chờ mong mùa hạ
Tiếng trống trường
              giờ không còn giục giã
Như ngày nao
             vội vã lúc tan trường…

  
Tháng tư ơi có điều gì
       cho ta phải vấn vương
Hay là bởi nước biển xanh vời
        cho lòng đắm đuối
Màu cỏ cháy thắp vàng triền núi
        đang khát khao
        đợi mùa nắng qua mau...

Hay bởi tháng tư là lúc
        tình yêu ta bắt đầu
Thành Kiev năm xưa
      bồ công anh
          lững lờ trôi trong gió
Như chở những ước mơ
      về một ngôi nhà đầy hoa
           rộn rã tiếng cười trẻ nhỏ
Ngôi nhà vẫn rực hoa
      mà các con thì đã lớn khôn…

Tháng tư có gì khiến ta phải bồn chồn
Đêm nằm đếm tắc kè kêu
       biết trời còn khô hạn
Thương thằng bạn miền quê
      rẫy cà phê khô cháy mùa nước cạn
Mình ở đô thành
      nắng mưa cũng thế mà thôi…    
Có điều gì trong ta thao thức
                              tháng tư ơi….

 alt
              Vũng Tàu, ngày 2/4/2014

Tiếng nhạc trên tàu - На теплоходе музыка играет


Đây là một trong 10 bài hát Nga tôi yêu thích nhất và hay hát nhất.
Trước khi nghe bài này, tôi hoàn toàn chẳng biết gì về Olga Zarubina. Tôi không thích chất giọng của cô này lắm, nhưng phải nói là tên tuổi của cô đã đóng đinh với bài hát này.
Những bài hát ca phổ từ lời thơ của Riabinhin luôn có chất tự sự và ca từ đẹp, giàu chất Nga - da diết mà có phần day dứt...

alt


На теплоходе музыка играет
Музыка: Вячеслава Добрынина
Слова: М. Рябинина

Теплоходный гудок разбудил городок.
На причале толпится народ.
Все волнуются, ждут, только десять минут,
Здесь, всего лишь, стоит теплоход.

На теплоходе музыка играет,
А я одна стою на берегу.
Машу рукой, а сердце замирает,
И ничего поделать не могу.

Ты приехал сюда, и казалось тогда,
Что ты мне предназначен судьбой.
А потом целый год, я ждала теплоход,
Что бы вновь повстречаться с тобой.

Вот опять теплоход убавляет свой ход.
Я того, что не сбудется, жду.
Первый снег в городке, первый лед
Я к тебе по нему не дойду.



Lời hát theo nhạc:
Còi tàu đánh thức thành phố
đang bình yên trong giấc ngủ
Người người nối theo chân nhau về trên bến
Hồi hộp mong con tàu đến
Đỗ nơi đây xong lại đi
Tàu chỉ đỗ bến nơi đây chừng mươi phút
Mươi phút dừng chân tại bến xong lại đi…

Điệp khúc:

Nhạc nào rạo rực đang vang lên trên boong tàu
Mà chỉ một mình em cô đơn đứng trên bờ
Tay chào mà lòng nghe con tim như chết lặng
Chẳng thể làm gì anh ơi, em vẫn mong chờ

Anh đã đến đây ngày đó
Cho lòng em rối bời
Tưởng như ta mãi bên nhau tựa duyên số
Để rồi tháng năm ròng rã
Em mãi ngóng đợi tàu về
Vì khao khát muốn thấy anh - người em mong
Em mong chờ con tàu sẽ mang về anh

Kia tàu đó đang cập bến
Sắp dừng nơi bến này
Lòng em vẫn cứ ngóng trông điều không đến
Đầu mùa tuyết trắng đầy phố
Băng giá giăng trên mặt sông
Làm sao em theo giá băng tìm được anh
Băng giá nào ngăn mình đến mãi bên nhau…
Tiếng nhạc trên u
Nhạc V. Dobrunhin
Lời:  M. Riabinhin

Tiếng còi tàu đánh thức thành phố nhỏ
Trên bến tàu tụ lại một đám đông
Họ hồi hộp chờ đợi:  tàu chỉ dừng
Ở nơi này vỏn vẹn trong mười phút

Tiếng nhạc vọng trên con tàu náo nức
Mà trên bờ riêng em đứng một mình
Em vẫy tay mà chết lặng con tim
Và chẳng thể làm điều gì được nữa

Anh đã đến nơi đây, và lúc đó
Tưởng chừng ta là số phận trao nhau
Rồi cả năm ròng rã em chờ tàu
Hòng được gặp lại anh thêm lần nữa

Tàu lại đến, đang giảm dần tốc độ
Em đang chờ điều chẳng đến, em mong
Tuyết đầu mùa trong phố, băng trên sông
Em chẳng tới được anh trên băng ấy…

Lưu Minh Phương dịch 17.4.2015

Sầu mà chi - Не надо печалиться







Не надо печалиться

Cлова: Рождественский Р.
Музыка: Экимян А.

Колышется дождь густой пеленой,
Стучатся дождинки в окошко твое.
Сегодня мечта прошла стороной,
А завтра, а завтра ты встретишь ее.

Не надо печалиться,
Вся жизнь впереди,
Вся жизнь впереди,
Надейся и жди!

Тропинка в лесу запахла весной,
Земля разомлела от солнечных дней.
Сегодня любовь прошла стороной,
А завтра, а завтра ты встретишься с ней

Как в поле роса, как в небе звезда,
Как в море бескрайнем веселый прибой,
Пусть будут с тобой, с тобой навсегда
Большая мечта и большая любовь!

Sầu mà chi

Lời: R. Rozdestvenski
Музыка: А. Ekimian

Chấp chới mưa giăng dày đặc
Gõ vào cửa sổ nhà em
Ước mơ hôm nay đi ngang
Nhưng rồi mai em tìm lại

Đừng nên u sầu khắc khoải
Phía trước còn cả cuộc đời
Cuộc đời vẹn nguyên phía trước
Hy vọng và chờ, em ơi !

Con đường rừng xuân ngào ngạt
Đất mềm dưới ánh mặt trời
Tình yêu hôm nay rẽ lối
Nhưng mai em tìm lại thôi

Như sương đồng, như sao trời
Như sóng reo vui biển rộng,
Xin cho mãi mãi cùng em
Bao la tình yêu, ước vọng !

Lưu Minh Phương dịch


Lời hát Việt:
Náo nức tiếng mưa rơi
Chấp chới mưa giăng đầy
Tí tách mưa rơi hoài bên song cửa nhà em đó
Ước mơ ấy hôm nay
Đã tan theo mây trời

Thế nhưng mai đây thôi em sẽ tràn trề mơ ước

Cần gì tiếc thương u sầu
Phía trước tương lai tươi sáng
Phía trước tương lai rạng ngời
Hãy cứ ước mơ, mong chờ !

Am                       E7
Колышется дождь густой пеленой,
Dm                            E7         Am  E7
Стучатся дождинки в окошко твоё.
                 Am                     E7
Сегодня мечта прошла стороной,
Dm                                G         C   E7
А завтра, а завтра ты встретишь её.

                   E7      Am         A7                     Dm
Припев: Не надо печалиться - вся жизнь впереди,
                                    Am E7                 Am
             Вся жизнь впереди,     надейся и жди!
          Dm                     Am E7                 Am
             Вся жизнь впереди,     надейся и жди!

alt

Vọng nghe chim bông lau - Малиновки заслышав голосок



Малиновки заслышав голосок
                               Верасы

Малиновки заслышав голосок
Припомню я забытые свиданья
Три жердочки березовый мосток
Над тихою речушкой без названья

Прошу тебя в час розовый
Напой тихонько мне
Как дорог край березовый
В малиновой заре

А волны шли неведомо куда
И камушки у берега качали
И пела нам малиновка тогда
О том о чем напрасно мы молчали

Сожжен мосток ушла из сердца боль
Исчезла речка вдаль умчалась юность
Но песня словно первая любовь
Малиновкой опять ко мне вернулась


Vọng nghe chim bông lau
                   Dịch thơ : Lưu Minh Phương

Vọng nghe tiếng chim bông lau
Tôi nhớ buổi gặp hôm nào đã quên
Trên dòng suối vắng không tên
Bạch dương ba tấm ghép lên cây cầu

Xin em hãy hát đi nào
Khẽ thôi trong phút nhiệm màu lung linh
Ôi  thân thương biết bao tình
Miền bạch dương buổi bình minh rực hồng

Sóng về đâu giữa mênh mông
Và ngàn lau sậy ven sông dập dềnh
Chim bông lau hát cho mình
Vđiều ta đã lặng thinh phí hoài...

Cầu cháy . Nỗi đau qua rồi.
Suối trôi đâu mất. Một thời xuân qua.
Nhưng tình đầu - tựa khúc ca
Tiếng chim vọng lại trong ta bồi hồi...

CỨ ĐỂ BỜM LÀ BỜM




Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông gạn đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông gạn đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè
Phú ông gạn đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
Phú ông gạn đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông gạn đổi nắm xôi...Bờm cười

Trong nhiều bài phân tích bài đồng dao này, người ta ngợi ca Bờm là thông minh, tỉnh táo, hóm hỉnh, bản lĩnh như một đại diện cho giai cấp nông dân. Chúng ta hãy xem cuộc mặc cả giữa Phú Ông với Bờm được phân tích "hay" đến đâu nhé:


 "Rõ ràng là qua cách đổi thay vật trao đổi, Phú ông vừa tiếp thị văn hóa, vừa nâng cấp thân phận của Bờm. Lúc đầu Bờm chỉ được Phú ông coi là kẻ vai u thịt bắp, cày ruộng chăn bò hay là kẻ lái trâu, sau đó Bờm được coi như con người, đã đến lúc lo việc xây dựng cơ ngơi, rồi lại nâng cấp Bờm lên con người biết ăn chơi đài các như ai, và cuối cùng mức cao nhất nâng Bờm lên một người ăn thức ăn thanh cảnh trong lễ Tết. Lôgic cư xử của Phú ông là ngày càng tỏ ra coi trọng Bờm, lịch sự với Bờm, đặt Bờm xa dần những tương quan vật chất thô lậu để đưa Bờm vào cương vị quý tộc có chim đồi mồi và biết quý nắm xôi hơn cả trâu bò, nhà cửa. Nghĩa là, bằng sự mặc cả theo lôgic nâng cấp thân phận, nâng cấp giá trị văn hóa đó, Phú ông đã giải phóng Bờm khỏi thân phận nông dân trong các quan hệ kinh tế sản xuất để đưa Bờm vào không gian văn hóa, môi trường giá trị văn hóa"( Tác giả : Nguyễn Minh Tuấn).



Cái quạt mo cũng được nâng đến tầm "siêu giá trị", là " biểu tượng của nhân vật Bờm, bản ngã văn hóa của Bờm" và "bài đồng dao đã ngợi ca đức thủy chung tình nghĩa của con người đối với đồ vật của mình..."

Nụ cười của Bờm thì được coi như "nụ cười bí hiểm" của nàng Mona Lisa hay tượng đá Bayon và được cắt nghĩa là "nụ cười nước đôi" bản lĩnh.
Ô, thế thì Bờm khôn quá. Vậy nhưng nếu Bờm khôn thì bài đồng dao chẳng gây cười được nữa. Vậy mà bọn trẻ chúng tôi đã từng đọc ông ổng để rồi òa lên cười vô tư...
Văn học dân gian thường cho ra những nhân vật khôi hài có những hành động khác thường gây cười, xuất phát từ kiểu tư duy có phần ngô ngố, đặc biệt cuốn hút trẻ em.
Nước ngoài có chàng Ngốc trong chuyện cổ Grim, "thường bị khinh rẻ chế giễu và làm việc gì cũng bị gạt ra". Ta thì có thằng Bờm, thằng Cuội, thằng Mõ....  Khi là nhân vật chính, khi chỉ sắm vai phụ, nhưng những nhân vật này luôn đứng cùng tuyến với người nông dân và luôn được bênh vực trong những cuộc đối đầu với kẻ mạnh hơn mà gian tham, lừa lọc. Vì thế mà chúng ta thường được chứng kiến những  cảnh "châu chấu đá xe" với kết thúc có hậu thuộc về kẻ yếu. Tính hài hước, trào lộng thường nằm ở cái cách mà kẻ yếu thắng kẻ mạnh. Sói luôn thua thỏ, mèo luôn bị chuột chơi những vố đau (Hãy đợi đấy, Tôm và Jerry). Cuội láu cá nên thường được chọn để trị mấy lão trọc phú. Lần nào đối đầu, Cuội cũng thắng nên ta chẳng có gì phải lo cho Cuội cả. Còn Bờm thì hơi ngố. Vậy liệu phú ông có lừa được Bờm không?

Phú ông đã bắt đầu cuộc mặc cả từ những thứ nghe to tát vì lão định bịp trẻ con.  Và Bờm cứ nguây nguẩy từ chối chẳng phải là Bờm quá khôn, quá hiểu Phú Ông đâu, chẳng qua là Bờm chẳng hiểu mô tê gì về  giá trị của đồ vật cả. Kiếp Bờm nghèo xác xơ chỉ có cái quạt mo, đầu óc lại ngô nghê đến nỗi nổi danh Bờm thì biết gì, thiết gì đến những thứ xa xôi ấy. Vậy nên chỉ nghe "xôi" là thấy quen tai , là thứ bọn trẻ nhà nghèo thèm rỏ dãi, nhất là khi đói bụng, nên Bờm "cười".  

Bờm thắng ư? Chả chắc. Ai dám quả quyết lão phú ông lấy quạt rồi sẽ cho Bờm nắm xôi? Nhưng quả là rủi ro từ cú đổi quạt lấy xôi sẽ ít hơn so với những thgiá trị mà Phú ông gạ gẫm trước đó. Nghe Bờm lần lượt từ chối những vật giá trị mà cả đời người nông dân nằm mơ không có,  người ta thấy Bờm dại ( nếu Bờm từ chối do khôn ngoan thì còn gì trào lộng nữa). Đến khi Bờm đồng ý xôi , người ta cười rộ lên: "Đúng là Bờm, cái quý hơn thì không lấy...".
Nhưng chính cái ngố dại ấy lại giúp Bờm thoát không bị phú ông lừa. Nếu đồng ý sớm, chắc chắn phú ông sẽ không đời nào thực hiện một cuộc đổi chác chênh lệch thế. Nhưng nắm xôi thì có thể lão sẽ đưa thôi: dại gì vì một nắm xôi cỏn con mà mang tiếng đi lừa thằng bé!

Dân gian thêu dệt đủ thứ chuyện hài hước về các nhân vật thật thà mà ngốc nghếch của mình, nhưng chủ yếu để thư giãn cho vui chứ không cười cợt chế giễu. Những nhân vật này luôn được mến thương và dành cho một kết thúc có hậu : chàng Ngốc hành động theo cách ngố nhưng nhân hậu của mình mà được vợ đẹp, thậm chí lên ngôi vua.  Bờm thì không tham lam mà may còn có xôi ăn. Với cậu bé nhà quê xưa thì xôi là nhất rồi. Ngố thường gặp may. Hay như bọn tôi thường đùa nhau: " Trời thương thằng ngố".

"Thằng Bờm" là một bài đồng dao. Đồng dao được đặt ra  thường cho trẻ em hát nghêu ngao, nhiều khi chỉ để vui. Đôi khi là của một cao nhân nào đó đặt ra để ẩn chứa một lời sấm ký. Tôi chưa thấy ai nói bài "thằng Bờm" có ẩn chứa lời sấm truyền nào, vậy có lẽ "vui là chính". Và tôi không nghĩ người nông dân vốn đơn giản lại có những ẩn ý gì quá phức tạp trong bài này. Nếu chúng ta phân tích bài này theo chiều hướng quá nâng cao tài trí của người nông dân là chúng ta đã đánh mất chất đơn giản nông dân ấy, Bờm cũng mất đi chất "Bờm" . Bờm mà khôn ngoan thì còn đâu là Bờm nữa!  Bờm đơn giản, vô tư và ngây ngô lắm, không biết gì những thứ cao xa đâu, cứ "nắm xôi" là được. Vì thế, Bờm cười là cười xoà đồng ý đấy, không dám cười với "nụ cười nước đôi bản lĩnh" đâu. Trẻ con nông thôn xưa, đứa nào chẳng thích xôi. Như vậy, Bờm thoát hiểm bằng chính cái ngố của mình và phú ông đã thua những cái ngố ấy. Bờm được nắm xôi là lên đến đỉnh hạnh phúc, như chàng Ngốc bằng cái ngố nhân hậu của mình mà vượt nhiều tai nạn, cạm bẫy để cuối cùng lên ngôi vua. Thắng bằng cái ngờ nghệch mới sướng và buồn cười, chứ thằng bằng trí khôn thì có gì buồn cười?  Bờm hay và đáng yêu là ở đấy.

Nếu có ý tưởng lớn lao hơn, chắc người đặt ra bài đồng dao này chỉ muốn nhắn gửi rằng "tham thì thâm" và "nên thực tế"- đừng mơ tưởng viển vông, phải có cái mà ăn đã, có thực mới vực được đạo. Một triết lý đậm chất nông dân Việt Nam. Đó là cách "học khôn từ ngố" mà ta thường thấy ở các tác phẩm hài hước dân gian.

Và cũng là để trêu trọc cánh nhà giàu:  nếu bọn trẻ cứ nghêu ngao bài này ngoài đường khi thấy bóng dáng phú ông, chắc lão ta tức muốn chết : không lừa nổi thằng bé ngố như Bờm thì đừng hòng qua mặt được ai!


Chắc không nhiều người đồng tình với cách nghĩ của tôi, nhưng mọi người có thấy bây giờ hay có quán cafe "Thằng Bờm" không? Nghe tên là đã tủm tỉm cười thư giãn... Thực tình tôi chỉ mong các học giả đừng lấy đi tính trào lộng của bài đồng dao để đọc xong có thể òa lên cười như ngày thơ trẻ....