Đó là bối cảnh và tâm tư của bài hát “Người Italia” do ca sỹ lừng danh Toto Cutugno hát trong Festivale Saremo ( Festivale các bài hát Ý được tổ chức hàng năm ở thành phố Saremo, miền Bắc Ý) năm 1983. Bài hát này đã rất nhanh chóng nổi tiếng và được lan truyền khắp thế giới.
Sau hai thập kỷ, bài hát tái xuất ở Việt Nam với tựa đề “SAY TÌNH” của Quốc Tuấn (lại bác này ). Và lời Việt thì thật như một lời xuyên tạc. Căn vào nội dung SAY TÌNH, Đàm Vĩnh Hưng với chất giọng khàn kiểu Toto đã hát như một kẻ say rượu si tình muốn vứt hết…
Thôi thì bài “Trái Mâm Xôi” và “ Nuối Tiếc” còn có chung chủ đề tình yêu. Còn bài này là niềm tự hào dân tộc của người ta, sao có thể viết lời xằng bậy như thế. Chúng ta hãy so sánh với bản gốc nhé. Bài này LMP mới chỉ dịch nghĩa, chưa dịch ra thơ hay bài hát được, khó quá!
L'ItalianoToto Cutugno Lasciatemi cantare Con la chitarra in mano Lasciatemi cantare Sono un italiano Buongiorno Italia, gli spaghetti al dente E un partigiano come presidente Con l'autoradio sempre nella mano destra E un canarino sopra la finestra Buongiorno Italia con i tuoi artisti Con troppa america sui manifesti Con le canzoni, con amore, con il cuore Con più donne sempre meno suore Buongiorno Italia, buongiorno Maria Con gli occhi pieni di malinconia Buongiorno Dio Lo sai che ci sono anch'io Lasciatemi cantare con la chitarra in mano Lasciatemi cantare una canzone piano piano Lasciatemi cantare perché ne sono fiero Sono un Italiano, un Italiano vero Buongiorno Italia che non si spaventa Con la crema da barba alla menta Con un vestito gessato sul blu E la moviola la domenica in TV Buongiorno Italia col caffč ristretto Le calze nuove nel primo cassetto Con la bandiera in tintoria e una seicento giù di carrozzeria |
NGƯỚI ITALIA Dịch nghĩa: Lưu Minh Phương Hãy để cho tôi hát Với guitar trong tay Hãy để cho tôi hát Tôi một người Ý này Chào nước Ý, món spaghetti trần sơ[1] Và một du kích đã thành tổng thống [2] Với tay phải luôn đặt lên radio trong ô-tô[3] Và chim hoàng yến bên trên cửa sổ Chào nước Ý với những nghệ sỹ Khắp nơi quảng cáo về nước Mỹ Với những bài hát, tình yêu, con tim Phụ nữ nhiều lên mà ít đi tu sĩ Chào nước Ý, chào Đức Mẹ Maria Với đôi mắt đượm buồn Chào Thượng Đế Ngài biết là tôi cũng ở đây[4] Hãy để tôi được hát với guitar trong tay Hãy để tôi hát thật dịu dàng, dịu dàng Hãy để tôi hát vì tôi hãnh diện rằng Tôi là người Ý, một người Ý thực sự Chào nước Ý không hề sợ hãi Với kem cạo râu vị bạc hà Sắc áo màu thanh thiên Và chương trình bóng đá chủ nhật trên TV Chào nước Ý với cà phê espresso Đôi tất mới trên ngăn kéo đầu Quốc kỳ vẫn trong tiệm giặt ủi [5] Và xe Seicento cũ kỹ[6] |
SAY TÌNH Lời Việt: Quốc Tuấn Rót mãi những chén chua cay này Lêu bêu như gã du ca buồn Lang thang bước với nỗi đau Với trái tim ta tật nguyền Buồn nào đưa ta qua những nỗi đau thương này Giọt nồng ta say cho quên đi đôi mắt u tình Ánh mắt đắm đuối đôi môi đam mê đôi tay buông lơi Em yêu đã giết ta trong một đêm ôi mê cuồng Vì yêu em nên ta đã hóa ngây ngô rồi Mỗi sáng, mỗi tối ta điên, ta say với bóng men Đã thế những nỗi đau thương chua cay đâu không ai hay Khi em đã bước chân theo tình vui kia đi rồi Nào ngờ em quay lưng cho ta quá đau buồn Giữa quãng đời làm người tình si quá mê dại Ôm lòng vỡ nát trút hết trong ly rượu nồng Đã trót đã lỡ yêu em rồi Con tim ta lỡ trao em rồi Ta say ta hát nghêu ngao lời tình si mê Em có hay không nào |
Chú thích :
[1] Người Bắc Ý thích món spaghetti nấu kỹ (spaghetti scotti), Nam Ý thích nấu sơ (spaghetti al dente );
[2] Những năm 80, Tổng thống Ý là Sandro Pertini, từng là du kích chống phát xít trong Đệ Nhị Thế Chiến.
3] Radio gắn trong xe và chim hoàng yến trên cửa sổ là hình ảnh tượng trưng cho giới nhà giàu Ý những năm 80.
[4] Đây là trọng tâm bài : Tác giả buồn vì những thay đổi của nước Ý, lo rằng Thượng Đế quên con người.
[5] Sau khi nước Ý trải qua thời phát xít, không nhiều người thấy yêu nước (nhớ đôi tất, quên quốc kỳ)
[6] Seicento (600) là xe của FIAT, biểu tượng công nghiệp Ý những năm 80. Hình ảnh xe cũ này tượng trưng cho nền công nghiệp lạc hậu của nước Ý khi ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét