Ký
tự @ xuất hiện từ rất lâu trước khi có vi tính và emai. Người ta cho
rằng nó đã xuất hiện từ thời Trung cổ, khi các văn bản, khế ước được ghi
chép bằng chữ Latinh. Thoạt đầu, nó được sử dụng để biểu thị giới từ "AD" trong tiếng La-tinh– tương đương giới từ "аt"
của tiếng Anh. Khi viết giới từ "ad" này trên văn bản, chữ "d" có một
cái đuôi móc, khi nhìn trong gương thì giống số 6. Chữ "ad" Latinh thời
ấy giống với @.
Vào thế kỷ XV – XVI, các thương nhân Venice dùng @ để viết tắt cho từ "amphora"- bình làm từ đất sét đỏ, đáy nhọn, có 2 quay xách dùng để đong chất lỏng như bơ hay rượu, tương đương 11.5 kg hay 25.40 pound. Trong tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, tên gọi chính thức của @ là "arroba" – là đơn vị đo khối lượng, thể tích tương đương 25 pounds, thường dùng để đong rượu hay cân gia súc. Arroba xuất phát từ tiếng Ả rập, có nghĩa là một phần tư. Người Pháp mượn lại tên chính thức ấy "arobas". Vào thời Phục Hưng, @ được đặt trước các con số nói về giá cả (at the rate of). Và đến thời Cách mạng công nghiệp, @ thường xuất hiện trong các văn bản kế toán. |
Ký hiệu @ xuất hiện trong một địa chỉ email để phân cách hai phần trước sau từ bao giờ?
Người
đầu tiên dùng @ vào địa chỉ email là Ray Tomlinson, một nhân viên của
công ty BBN Technology, Mỹ, người được coi là cha đẻ của email và được
công nhận như "chủ sở hữu" của kí hiệu @ trên địa chỉ email. Công ty BBN Technology khi đó tham gia vào dự án ARPANet, tiền thân của mạng Internet ngày nay, do bộ quốc phòng Mỹ đặt hàng. Nhiệm vụ chính của Tomlinson là thiết kế những hòm thư liên lạc giữa các máy tính với nhau và ông cùng đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ này vào năm 1971. Khi hỏi lý do chọn @ trong địa chỉ email ông nói : “Tôi đã tìm trên bàn phím một ký tự không thể gặp trong bất kỳ một cái tên nào để tránh nhầm lẫn.” |
Bây giờ chúng ta xem trong ngôn ngữ thường ngày người ta đọc @ như thế nào.
Thật
thú vị khi mỗi nước gọi @ bằng một tên khác nhau, tuỳ theo óc tưởng
tượng của mỗi dân tộc, và các hình ảnh dưới đây cho thấy, tất cả đều là
một cái gì đó vui vui, ngộ nghĩnh mà giống với @.
Mỹ : @ đọc là "at," tên gọi chính thức là "commercial at."
Người Thuỵ Điển gọi theo tên bánh " kanelbulle" hay “cinnamon bun”; người Czech thì gọi là Zavinac- lườn cá ngâm dấm cuộn dưa leo.
Nhưng ở nhiều nước , người ta thích gắn tên một động vật cho @.
Hungary gọi @ là con sâu : "kukac", còn ở một số nước châu Âu như Đức, Ba lan, Bulgary... và châu Phi,người ta thấy @ giống con khỉ với cái đuôi móc lên (Đức: "Klammeraffe" / Hà Lan : "apestaart" /Serbia : "majmun")
Chúng ta hãy quan sát cách gọi @ của các quốc gia này: Pháp : escargot Ý : chiocciola Do Thái : shablul Hàn quốc : dalphaengi Indonesia: keong Esperanto :heliko Nghe khác nhau đấy nhưng đều là con ốc sên (snail) |
Nauy grisehale đuôi lợn |
Thổ Nhĩ Kỳ kylak cái tai |
Hy Lạp papaki vịt con |
Quan Thoại xiao lao shu chuột nhắt |
Đan Mạch: snabel vòi voi |
Phần Lan: miaumau Con mèo ngủ |
Nga: собачка Chó con |
Tại sao người Nga là gọi @ là собачка -con chó nhỏ?
Có vài cách giải thích khác nhau :
- @ giống chú chó nhỏ nằm khoanh lại;
- Khi đọc "at" nghe như tiếng chó con sủa;
- Chữ собачка gồm nhiều chữ cái trông lòng vòng giống với @.
Việt nam ta nhìn ký tự mà gọi "a còng" tuy ngồ ngộ nhưng cũng tượng hình và phồn thực lắm!
(Tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet và báo chí)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét