Năm 1981, nhà tôi chuyển vào Sài Gòn, để tôi ở lại Thành Nam tiếp tục học cấp 3.
Những năm tháng phải sống xa nhà là cả một bi kịch nội tâm với tôi. Thoạt đầu là cảm giác nhớ bố mẹ và các em đến cồn cào, có khi muốn cấu cào không gian mà bất lực. Tiếp theo là những hụt hẫng, cô đơn, tủi thân… Ngày ấy, vì tấm vé tàu Bắc – Nam còn là một thứ xa xỉ ngoài tầm với nên nghỉ hè tôi cũng không có điều kiện về thăm gia đình.
Và chả thể ngờ là đằng đẵng đến 1992 tôi mới được trở về đoàn tụ.
Vì thế mà tôi xiết bao trân trọng những khoảng thời gian quý báu khi sum họp gia đình.
Nên trong khi nhiều cha mẹ thường mong con cái lớn nhanh, tôi lại thấm đẫm trong mình lời hát Nga mong cho các con cứ mãi là con trẻ. Tôi luôn cảm thấy hạnh phúc với mỗi ngày được đưa đón các con đi học, mỗi bữa cơm đông đủ cả nhà, mỗi đêm rón rén mở cửa phòng các con để được nghe âm vang những tiếng thở trong lành của con trẻ…
***
Năm con gái vào cấp 2, chúng tôi dành dụm được một số tiền vừa để mua một mảnh đất ngoại ô. Vợ tôi bảo: “ Nên mua cho con cây đàn piano. Em thích các con có những năm tuổi thơ êm đềm với gia đình. Chứ vài năm nữa con vào đại học, rồi lấy chồng, đâu còn thời gian sống chung với gia đình như bây giờ được nữa”.
Từ ấy, trong nhà tôi có cây đàn piano mà chính tôi cũng ước mơ từ bé mà mãi chẳng dám mua.
Từ ấy, không gian gia đình thêm ngân vui với tiếng đàn con trẻ.
Và cũng từ ấy, tôi đếm từng tháng năm được chia sẻ tuổi thơ của các con.
Có người thích cho con đi du học nước ngoài- cũng tốt cho tương lai con trẻ, nhưng với chúng tôi thì cái cần hơn lại là những phút bên nhau – khoảng thời gian thiêng liêng mà hữu hạn, mà chúng tôi muốn níu kéo, nâng niu, trân trọng.
Những năm tháng phải sống xa nhà là cả một bi kịch nội tâm với tôi. Thoạt đầu là cảm giác nhớ bố mẹ và các em đến cồn cào, có khi muốn cấu cào không gian mà bất lực. Tiếp theo là những hụt hẫng, cô đơn, tủi thân… Ngày ấy, vì tấm vé tàu Bắc – Nam còn là một thứ xa xỉ ngoài tầm với nên nghỉ hè tôi cũng không có điều kiện về thăm gia đình.
Và chả thể ngờ là đằng đẵng đến 1992 tôi mới được trở về đoàn tụ.
Vì thế mà tôi xiết bao trân trọng những khoảng thời gian quý báu khi sum họp gia đình.
Nên trong khi nhiều cha mẹ thường mong con cái lớn nhanh, tôi lại thấm đẫm trong mình lời hát Nga mong cho các con cứ mãi là con trẻ. Tôi luôn cảm thấy hạnh phúc với mỗi ngày được đưa đón các con đi học, mỗi bữa cơm đông đủ cả nhà, mỗi đêm rón rén mở cửa phòng các con để được nghe âm vang những tiếng thở trong lành của con trẻ…
***
Năm con gái vào cấp 2, chúng tôi dành dụm được một số tiền vừa để mua một mảnh đất ngoại ô. Vợ tôi bảo: “ Nên mua cho con cây đàn piano. Em thích các con có những năm tuổi thơ êm đềm với gia đình. Chứ vài năm nữa con vào đại học, rồi lấy chồng, đâu còn thời gian sống chung với gia đình như bây giờ được nữa”.
Từ ấy, trong nhà tôi có cây đàn piano mà chính tôi cũng ước mơ từ bé mà mãi chẳng dám mua.
Từ ấy, không gian gia đình thêm ngân vui với tiếng đàn con trẻ.
Và cũng từ ấy, tôi đếm từng tháng năm được chia sẻ tuổi thơ của các con.
Có người thích cho con đi du học nước ngoài- cũng tốt cho tương lai con trẻ, nhưng với chúng tôi thì cái cần hơn lại là những phút bên nhau – khoảng thời gian thiêng liêng mà hữu hạn, mà chúng tôi muốn níu kéo, nâng niu, trân trọng.
***
Mà làm sao níu kéo được gì. Thời gian theo những mùa thu đi để chúng ta lấy “tay trơn buồn ôm nuối tiếc”. Cái gì đến cũng phải đến. Cũng đến lúc phải lựa chọn đường đại học cho con.
Chúng tôi muốn chọn một nơi có cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ, môi trường học tập tốt có tầm cỡ quốc tế, nhưng không xa nhà để thỉnh thoảng có thể lên thăm con hoặc con có thể về thăm nhà khi muốn.
Và cả nhà đã nhất trí chọn RMIT tại TPHCM.
Một năm học ở đó đủ để rèn luyện thêm tiếng Anh và kỹ năng sống độc lập trước khi chuyển tiếp du học tại RMIT Melbourne, sau khi cả cha mẹ và con cũng đã quen dần với nỗi nhớ khi xa cách. Và đó cũng là khoảng thời gian hữu ích để con làm quen với môi trường sinh hoạt mang tính tôi luyện rất cao của TPHCM để sau này khi từ Úc quay về có thể không phải ngỡ ngàng khi nhập cuộc.
Đến nay, khi cả hai con đều đã tốt nghiệp và chọn được công việc phù hợp với mong muốn, chúng tôi cảm thấy rất hài lòng với sự chọn lựa mang tên RMIT của mình.
***
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Mỗi gia đình tùy vào hoàn cảnh và nguyện vọng của mình mà có một lựa chọn riêng. Với bố mẹ nào cùng chung tâm tư muốn níu kéo thêm khoảng thời gian được chia sẻ tuổi thơ cùng con cái như chúng tôi thì biết đâu bài viết này hữu ích.
Mà làm sao níu kéo được gì. Thời gian theo những mùa thu đi để chúng ta lấy “tay trơn buồn ôm nuối tiếc”. Cái gì đến cũng phải đến. Cũng đến lúc phải lựa chọn đường đại học cho con.
Chúng tôi muốn chọn một nơi có cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ, môi trường học tập tốt có tầm cỡ quốc tế, nhưng không xa nhà để thỉnh thoảng có thể lên thăm con hoặc con có thể về thăm nhà khi muốn.
Và cả nhà đã nhất trí chọn RMIT tại TPHCM.
Một năm học ở đó đủ để rèn luyện thêm tiếng Anh và kỹ năng sống độc lập trước khi chuyển tiếp du học tại RMIT Melbourne, sau khi cả cha mẹ và con cũng đã quen dần với nỗi nhớ khi xa cách. Và đó cũng là khoảng thời gian hữu ích để con làm quen với môi trường sinh hoạt mang tính tôi luyện rất cao của TPHCM để sau này khi từ Úc quay về có thể không phải ngỡ ngàng khi nhập cuộc.
Đến nay, khi cả hai con đều đã tốt nghiệp và chọn được công việc phù hợp với mong muốn, chúng tôi cảm thấy rất hài lòng với sự chọn lựa mang tên RMIT của mình.
***
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Mỗi gia đình tùy vào hoàn cảnh và nguyện vọng của mình mà có một lựa chọn riêng. Với bố mẹ nào cùng chung tâm tư muốn níu kéo thêm khoảng thời gian được chia sẻ tuổi thơ cùng con cái như chúng tôi thì biết đâu bài viết này hữu ích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét