Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Matryoshka

Có lần "Hành trình văn hóa" của VTV3 ra câu hỏi: " xuất xứ của búp bê Matryoshka". Khi nghe đáp án của chương trình là "nước Nhật", tôi giật nảy mình. Và chỉ sau khi mở một cuộc điều tra trên mạng mới phần nào hết ấm ức.
Nói là phần nào vì thực ra tôi cũng còn cố chấp để giữ trong mình hoài nghi về các thông tin đó, dù chúng được đăng trên các trang web chính thống của Nga.
Tôi nhớ trong một cuốn giáo trình tiếng Nga có viết: búp bê Matryoshka là câu trả lời của người nông dân cho câu hỏi của một nhà triết học về nguồn gốc con người, rằng con người được sinh ra từ trong con người (mà không phải do Thượng Đế tạo ra). Và cái tên gọi "Matryoshka" luôn khiến tôi trìu mến nghĩ về người mẹ (mat).
Matryoshka của Nga được cho là lấy ý tưởng từ 7 bức tượng nhỏ dần của Fukurokuju- Phúc Lộc Thọ, một trong Thất Phúc Thần của Nhật (Shichi Fukujin), được trưng bày tại triển lãm nghệ thuật Nhật Bản tại Nga tháng 12/1896.   
alt
Fukurokuju với mái đầu hói nhẵn bóng và vầng trán rất cao, là hiện thân của trí tuệtrường thọ (trong khi ở Trung Quốc thì Phúc - Lộc- Thọ là ba vị khác nhau).
nesting-doll-fucurumu-6696-1380881053.jp

Năm 1900 bộ búp bê Matryoska của Nga bắt đầu gây tiếng vang với huy đồng triển lãm quốc tế Paris.
Bộ búp bê Matryoska đầu tiên do V. P. Zvyozdochkin và S. V. Malyutin chế tác
Các bộ búp bê Matryoska thường có ít nhất là 5 con, và số con thường là số lẻ. Nhưng bộ Matryoska đạt huy chương đồng này lại có 8 con: con lớn nhất tay cắp một chú gà trống đen; con lớn thứ năm mang hình bé trai.
Khi ở Nhật tôi thấy ở các cửa hàng bán đồ lưu niệm của Nhật có bán những con búp bê Matryoska rất Nga, có lẽ người Nhật lại chế tác chúng theo phiên bản Nga chăng?
alt

alt    alt
Càng về sau Matryoska càng được đa dạng hóa với các hình nguyên thủ quốc gia, các nhân vật nổi tiếng...

Trong ảnh trên có bộ búp bê gỗ chế tác nhân kỷ niệm lần câu lạc bộ Liverpool đoạt cúp Champions League trong một đêm không quên ở Istanbul. Bộ này là của một anh bạn mua ở Anh để tặng fan của Liverpool, tôi không biết là do người Anh hay cũng người Nga làm. Tôi gọi bộ này là búp bê gỗ thôi, vì tôi thích dành từ Matryoshka cho những con búp bê có những họa tiết đặc trưng của xứ sở bạch dương với hình cô gái- người mẹ dịu dàng, nhân hậu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét