Bài hát "CACHIUSA" đã
đi vào lòng người Việt nam, nhất là thế hệ đã trải qua chiến tranh. Ngày học
phổ thông, chúng tôi đã hát bài hát một cách hào hùng, vừa hát vừa nhớ
đến những giàn tên lửa Cachiusa phóng vù vù trong phim chiến tranh của Liên Xô.
Tác giả lời bài hát, nhà thơ Mikhail
Ixacôpxki, sinh ra tại một làng bên dòng sông Ugra (ảnh dưới),
tỉnh Smolensk, nơi có những rừng thông bạt ngàn hai bên bờ dốc.
Người ta nói rằng, chính bên bờ
sông ấy, ông đã bắt gặp một cô gái đang đứng nhìn về nơi xa xăm. Tại nơi
mà ông đã gặp Cachiusa, người ta dựng một tượng đài kỷ niệm cho bài hát.
"Cachiusa"
lúc đầu chỉ vỏn vẹn là một bài thơ với tám câu đầu của bài hát bây giờ-
Nhà thơ cho biết -" tôi không biết phải viết thêm gì nữa sau khi đã bắt
Cachiusa bước ra bờ dốc và hát..."
Năm 1938, nhạc sĩ Blanter đã đề
nghị ông viết tiếp bài thơ này để phổ nhạc. Và cũng vào năm 1938, sau sự thể
hiện rất thành công của nữ nghệ sỹ Valentina Batiseva, bài hát đã nhanh chóng
lan tỏa đi khắp đất nước Xô Viết.
Các chiến sỹ Hồng Quân đặc biệt thích bài hát này, theo tôi nghĩ , có lẽ vì ngoài giai điệu giản dị dễ hát, nội dung bài hát nói về lòng chung thủy của người con gái nơi hậu phương đã tạo niềm tin và thêm quyết tâm cho người chiến sỹ nơi chiến tuyến.
Về hình ảnh " biên cương xa xôi"
trong bài hát, có một số người cho rằng đó là biên giới phía Tây Liên Xô, nơi
giáp với Ba Lan vì căn vào câu " ôi bài ca thiếu nữ, hãy bay đi theo
mặt trời" - tức là từ Đông sang Tây. Nhưng một số người khác thì cho
rằng năm 1938 chưa xảy ra chiến tranh ở biên giới phía Tây, mà có những đụng độ
ở khu vực Viễn Đông. Hơn nữa, ở khu vực châu Á mới có thể có hình ảnh " đại
bàng xám thảo nguyên" trong bài hát.
Có một số người hỏi: Trong bài hát tiếng
Việt có hoa đào, vậy hoa đào của Nga có giống hoa đào Việt nam không?
Xin trả lời: Ở Nga cũng có cây đào
(ăn quả), nhưng hoa đào như kiểu hoa tết của ta thì tôi không thấy có. Hàng năm
khi Tết đến, người Việt ở Nga thường làm hoa đào bằng giấy hồng rồi gắn lên
những cành cây có những búp xuân. Trong bài hát Nga, không có hoa đào mà là táo
và lê. Nguyễn Anh Cường đã dựa trên bản dịch từ tiếng Nga sang tiếng Pháp
để viết lời Việt cho Cachiusa. Thường lời Việt đặt cho bài hát
ngoại được phóng tác cho hợp với nhạc nên không sát với nguyên tác. Dù
vậy, phải ghi nhận bản tiếng Việt của Anh Cường là khá hay, giữ được cái hồn
của bài hát.
Dưới đây, là cố gắng của tôi để dịch bài
này thật sát từ nguyên tác.
CACHIUSA
Thơ: Михаил Исаковский Dịch thơ: Lưu Minh Phương Táo và lê rộ nở Trên sông sương mù trôi Cachiusa cất bước Ra bờ dốc cao vời Nàng bước ra và hát Về đại bàng thảo nguyên Về người nàng yêu thương Thư ai em hằng giữ
Ôi, bài ca thiếu nữ
Hãy bay theo vầng dương Gửi lời của em đến Người lính nơi biên cương
Để chàng nhớ đến em
Nghe thấy lời em hát Chàng giữ gìn đất nước Em giữ vẹn tình yêu
Táo và lê nở rộ
Trên sông sương bồng bềnh Cachiusa cất bước Ra bờ dốc chênh vênh... |
КАТЮША
Стихи: Михаил Исаковский Музыка: Матвей Исаакович Блантер Расцветали яблони и груши, Поплыли туманы над рекой. Выходила на берег Катюша, На высокий берег на крутой. Выходила, песню заводила Про степного, сизого орла, Про того, которого любила, Про того, чьи письма берегла. Он ты, песня, песенка девичья, Ты лети за ясным солнцем вслед. И бойцу на дальнем пограничье От Катюши передай привет. Пусть он вспомнит девушку простую, Пусть услышит, как она поет, Пусть он землю бережет родную, А любовь Катюша сбережет. Расцветали яблони и груши, Поплыли туманы над рекой. Выходила на берег Катюша, На высокий берег на крутой... |
Bài hát này ngày nay không còn được hát
nhiều ở Nga. Những người Nga thường ngạc nhiên khi đến giờ ở Việt nam vẫn có
người say mê hát Cachiusa, Triệu Bông Hồng Đỏ Thắm...
Đến nay, nữ ca sĩ Ирина Билык được
coi là người hát Kachiusa hay nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét